Các bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông
Với vốn kiến thức phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, triết học, những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình cùng cách dùng từ ngữ, lối hành văn súc tích, hướng nội, mê đắm và tài hoa. Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được viết tại Huế vào năm 1981 là một trong số những tùy bút xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trước hết, nhà văn đã dùng vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc của mình để tái hiện một cách chân thực và rõ nét thủy trình của sông Hương với những vẻ đẹp khác nhau từ thượng nguồn cho đến khi nằm trọn mình trong lòng của thành phố Huế mộng mơ. Ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương đã được tác giả khắc họa bằng những hình ảnh so sánh độc đáo, thú vị. Sông Hương được ví như “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Với việc sử dụng câu văn dài, được tách thành nhiều vế cùng các động từ mạnh “rầm rộ’, “cuộn xoáy” và những hình ảnh độc đáo, tác giả đã làm hiện lên một sông Hương với vẻ đẹp mãnh liệt, hùng tráng, nhưng ở dòng sông ấy ta còn thấy vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Thêm vào đó, ở thượng nguồn, sông Hương còn được so sánh với “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” – một vẻ đẹp giản dị và trong sáng. Cuối cùng, sông Hương ở thượng nguồn giống như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Dường như, sông Hương giống như một cái nôi, giống như một người mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng những nét đẹp văn hóa ngàn đời của thành phố Huế. Có thể thấy, bằng hàng loạt những hình ảnh so sánh độc đáo, sông Hương ở thượng nguồn như một sinh thể đa tính cách, có vẻ đẹp hùng tráng mãnh liệt nhưng cũng có vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính.
Nếu ở thượng nguồn, sông Hương là một sinh thể đa tính cách thì khi về đến ngoại vi của thành phố Huế tác giả đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp dịu dàng, trầm mặc của nó. Bằng cặp mắt quan sát đầy tinh tế của mình, ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương hiện lên như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” – một người con gái đẹp với những điều cong mềm mại bởi dòng sông ấy đang chuyển dòng một cách liên tục và đang uốn mình để khoe, để phô diễn những đường cong duyên dáng, mềm mại của mình. Thêm vào đó, sông Hương còn hiện lên là một người con gái dịu dàng, duyên dáng và luôn biết cách tự làm mới bản thân mình bằng cách thay đổi liên tục sắc áo của chính mình “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Ở nơi đây, sông Hương còn mang trong mình vẻ đẹp trầm mặc, “như triết lí, như cổ thi” bởi nó ẩn mình trong “những rừng thông u tịch” và “lăng tẩm đồ sộ”.
Nếu sông Hương ở ngoại vi thành phố hiện lên với vẻ đẹp của một người con gái đẹp – mềm mại, dịu dàng nhưng đồng thời cũng mang vẻ đẹp trầm mặc thì sông Hương khi đã nằm trọn trong lòng thành phố Huế lại mang nét đẹp riêng. Trong lòng thành phố, sông Hương giống như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Đặc biệt, với vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng của mình, ông đã đi so sánh sông Hương với những dòng sông khác trên thế giới để làm rõ nét khác biệt của sông Hương. Trước hết, tác giả đã so sánh sông Hương với “sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét” để thấy điểm giống nhau giữa chúng là nằm trọn trong lòng thành phố nhưng đồng thời qua đó cũng thấy được nét khác biệt của sông Hương chính ở chỗ sông Hương vẫn giữ được cho Huế vẻ đẹp của một đô thị, một thành phố cổ với những cây đa, cây cừa cổ thụ, với những ánh lửa thuyền chài lập lòe trong đêm… Thêm vào đó, tác giả đã so sánh sông Hương với sông Lê-nin-grat của Nga để thêm một lần nữa thấy sự khác biệt của sông Hương. Nếu Lê-nin-grat chảy nhanh, lưu tốc mạnh thì sông Hương lại hoàn toàn khác, nó có điệu chảy lặng lờ, chậm rãi, “cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”. Nét chậm rãi, lưu tốc chậm ấy của sông Hương có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm ngàn những cánh hoa đăng trôi nhẹ nhàng, “như vấn vương của một nỗi lòng”. Sông Hương ở trong lòng thành phố Huế như bản nhạc trữ tình nhẹ nhàng, chậm rãi dành riêng cho mảnh đất cố đô. Cùng với đó, ở nơi đây, sông Hương còn hiện lên như “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” – một người chơi đàn rất giỏi và độc đáo.
Xem thêm:
Dàn ý Ai đã đặt tên cho dòng sông
Sơ đồ tư duy Ai đã đặt tên cho dòng sông
0コメント